Searefico trân trọng giới thiệu Dự án Quản trị Tri thức – Knowledge Management Project (KMP) với tâm điểm hành động trong năm 2022 gồm:
👉 Thiết kế hệ thống Quản trị Tri thức;
👉 Thu thập dữ liệu, thông tin, và tri thức để chuyển lên hệ thống;
👉 Truyền thông, đào tạo, và chuyển giao;
Các từ khóa cần lưu ý khi Quản trị Tri thức đó là:
- HỆ THỐNG: bao gồm sự sắp xếp và các quy định về quản trị tri thức;
- KHAI THÁC: bao gồm nhận dạng và sàng lọc;
- SỬ DỤNG: bao gồm hướng dẫn;
- DUY TRÌ: bao gồm lưu giữ và bảo mật;
- PHỔ BIẾN: bao gồm đào tạo;
- KẾ THỪA: chuyển giao;
- CẢI TIẾN: phát triển.
Dự án Quản trị Tri thức (Knowledge Management project – KMP) không phải là SRP mà Công ty đang thực hiện, vì SRP chủ yếu tập trung vào cải tiến, tái tạo tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động. KMP cũng không phải là ERP, MAS, MIS nhưng KMP cung cấp nhiên liệu và dầu bôi trơn cho các hệ thống đó hoạt động.
TRI THỨC vs KIẾN THỨC
Tri thức và Kiến thức đều có nghĩa chung là biết, hiểu nhưng khi sử dụng phải tùy theo văn cảnh, ngữ cảnh, mục đích:
TRI THỨC vs TRÍ TUỆ
Trí tuệ là khả năng nhận ra hoặc phán đoán điều gì là đúng hay sai, ngắn hạn hay lâu dài. Trí tuệ bao gồm kiến thức, kinh nghiệm và phán đoán tốt. Một người không thể có trí tuệ nếu không có kiến thức, nhưng hiểu biết về điều gì đó không nhất thiết chỉ ra sự khôn ngoan.
Trí tuệ cũng có thể đề cập đến việc áp dụng kiến thức bạn có. Ví dụ, bạn có thể biết cách sử dụng vũ khí, nhưng khôn ngoan là biết khi nào nên sử dụng nó. Trí tuệ không thể đơn giản có được thông qua học tập hoặc giáo dục; người ta cần kinh nghiệm cũng như phán đoán hợp lý để đạt được sự khôn ngoan.
TRI THỨC được chuyển giao như thế nào?
Quá trình chuyển giao tri thức trong một tổ chức diễn ra khi thành viên của tổ chức đó truyền thụ tri thức tiềm ẩn và tri thức hiển hiện của mình cho những thành viên khác. Theo Nonaka và Takeuchi, có 4 cách để kiến tạo và truyền đạt kiến thức:
- Xã giao(Socialisation) là một quá trình chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tạo nên những tri thức tiềm ẩn như kiểu mẫu tâm lý, các kỹ năng cứng. Tri thức tiềm ẩn có thể được hấp thụ thông qua các hình thức phi ngôn ngữ như quan sát, bắt chức, và thực hành.
- Sự ngoại hiện(Externalisation) là quá trình chuyển hóa tri thức tiềm ẩn sang những hình thức tri thức hiển hiện thông qua các biện pháp ẩn dụ, loại suy, khái quát hóa, giả định, và quy nạp.
- Đúc kết(Combination) là quá trình hệ thống hóa các khái niệm thành một hệ kiến thức bằng cách kết hợp các tri thức hiển hiện khác nhau. Các tri thức hiển hiện sẽ được chuyển giao thông qua các hình thức như tài liệu, hội họp, email, điện thoại. Việc phân loại và sắp xếp các tri thức này có thể tạo nên những tri thức mới.
- Nội hóa(Internalization) là quá trình chuyển đổi từ các tri thức hiển hiện sang tri thức tiềm ẩn và gắn liền với công tác học trong công việc (learning by doing).